The Daily Obs. #72: Flows vào US Treasury của các nhà đầu tư Nhật Bản nhiều khả năng là sẽ yếu đi.
Dr. Đồng điều chỉnh. Dầu sẽ xác nhận Đồng hay fade theo đây???
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Sau đây là những điểm quan trọng trong thư ngày hôm nay:
Dr. Đồng đi vào điều chỉnh. Cả sentiment và positioning đều căng.
Flows vào US Treasury của các nhà đầu tư Nhật Bản nhiều khả năng là sẽ yếu đi.
Tín hiệu từ dầu hơi mix.
Charts của ngày.
Dr. Đồng chạm cản quan trọng và rớt luôn 6% vào phiên hôm qua. Đây là phiên giao dịch tệ nhất của Đồng kể từ tháng 3 năm 2020.
Vị thế của Managed Money (HG contract) và Investment Funds (LME) cũng rất cao.
Sentiment thì khỏi nói, báo đài lên bài bullish Đồng khắp nơi.
Gu của mình thì anh em biết rồi đấy, không bắn súng lục, không đua thuyền rồng những chỗ thế này.
Ngoài ra việc Dr. Đồng tụt hôm qua cũng có thể là do offer $43B mua lại AAL.L của BHP (công ty khai thác lớn nhất thế giới) vẫn chưa thành công.
Flows vào US Treasury từ các nhà đầu tư Nhật Bản có thể yếu đi.
Sự thay đổi chính sách của BoJ từ tháng 3 đã khiến lợi suất trái phiếu dài hạn của chính phủ Nhật tăng cao.
JGBs 10Y vừa chớm vượt 1%, còn 30Y đã phá đỉnh 2% được tạo vào tháng 10 năm ngoái. Hồi tháng 3 mình có viết một vài suy nghĩ về việc flows ra/vào UST sẽ như thế nào khi lãi suất ở Nhật tăng, kết luận là mình chịu.
Giờ xin được phép cập nhật thêm chút suy nghĩ về việc này.
Ý nghĩa của việc lợi suất JGBs tăng đối với thị trường trái phiếu toàn cầu theo mình là lớn, do khối tư nhân Nhật Bản nắm giữ một lượng lớn Fixed Income của thế giới (đọc là nước Mỹ). Các nhà đầu tư Nhật đầu tư ra nước ngoài vì 2 lý do chính:
Thu được lợi nhuận tuyệt đối từ unhedge bonds (các trái phiếu không được đảm bảo). Có điều này là do mức lãi suất ở Nhật Bản rất thấp, trái phiếu nước ngoài đem lại lợi nhuận tuyệt đối cao hơn hẳn. Đồng Yen yếu cũng giúp nâng cao lợi nhuận cho khoản đầu tư này. Và họ cũng không cần thiết phải hedge rủi ro tỷ giá làm gì cho tốn kém cả.
Thứ 2 là do hình dạng của đường cong lợi suất của nước ngoài dốc (Steeper Yield Curve) hơn ở Nhật. Điều này tạo ra cơ hội cho các danh mục đầu tư trái phiếu được phòng ngừa rủi ro tỷ giá (currency-hedged bonds) so với JGBs. Khả năng sinh lợi nhuận của chiến thuật kiểu này phụ thuộc nhiều vào hình dạng của đường cong lợi suất ở các thị trường như Mỹ so với Nhật bản. Dốc hơn thì hấp dẫn hơn, còn ngược lại nếu đảo ngược (inverted) hoặc phẳng (flatten) thì kém hấp dẫn.
Hiện tại, các nhà đầu tư Nhật Bản đang hưởng lợi từ unhedged bonds/bills do có chênh lệch lợi suất cao hơn hẳn so với trong nước. Tuy nhiên, họ luôn phải so sánh việc đặt cược vào lợi suất của nước ngoài với JGBs trên tất cả các khoản đầu tư được hedged.
Mình nghĩ lợi suất JGBs sẽ tiếp tục tăng khi YCC và chính sách của BoJ thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế Nhật. Như vậy, dần dần JGBs sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với US Treasury, nhất là trong tình trạng đồng Yen yếu và hedge cũng rất hấp dẫn.
Nhóm nhà đầu tư hedge FX risk nhiều nhất là các công ty bảo hiểm. Các tổ chức này quản lý rủi ro ngoại hối của họ để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi những biến động lớn, và đảm bảo lợi nhuận ổn định từ nguồn vốn nước ngoài của họ. Các công ty bảo hiểm hầu hết đều giảm nắm giữ trái phiếu nước ngoài trong 3 năm qua, trong khi các ngân hàng tăng lượng nắm giữ. Mình cho rằng dòng vốn vào UST từ Nhật Bản sẽ dần dần bị hạn chế.
Dưới đây là JGBs bias của các công ty bảo hiểm lớn nhất Nhật Bản được tổng hợp bởi anh Daniel Simonyi.
Về nhóm unhedged, nhóm này có MoF và các quỹ hưu trí. 5 năm trước, Government Pension Investment Fund (GPIF) đã điều chỉnh phân bổ tài sản của họ vào trái phiếu nước ngoài nhiều hơn, tránh xa JGBs. Trong tiến trình bình thường hóa lãi suất, mình nghĩ rằng GPIF có thể bắt đầu tăng phân bổ JGBs của họ.
Nhìn chung, mình cho rằng dòng vốn của người Nhật vào UST sẽ chậm lại và có thể tiến tới Net outflows. Điều này vô hình chung sẽ khiến lợi suất Mỹ có áp lực tăng.
Còn về JGBs, mình nghĩ mặc dù flows quay trở lại, nhưng lợi suất trái phiếu Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục tăng do tình hình lạm phát, tiền lương ở Nhật đang chuyển biến theo hướng BoJ mong muốn.
Long Yen vẫn là một widowmaker trade. Short JGBs thì có vẻ không còn như vậy nữa.
Dầu.
Hôm qua mình có call Long dầu ở đây.
Vị thế của Managed Money đang thấp nhất YTD, và đã quay trở lại khu vực chúng ta có đợt tăng giá từ đầu năm.
Nếu xét vị thế COT nhóm Large-Spec Net Long positioning của nhóm này cũng tụt gần về tới mức chúng ta có đợt rally giữa năm ngoái và đầu năm nay. Tuy nhiên OI vẫn cao, không thấp như hồi ấy.
Crack Spread có nảy tí nhưng chưa thực sự lead.
Oil volatility (OVX) gợi ý dầu cao hơn hiện tại.
Mình có nhìn lại cái chart HG vs CL này.
Dr. Đồng trông rõ là 1 fade, nhưng Dầu thì sao nhỉ. Tăng để đóng cái gap này, hay là tịt luôn???
Có khả năng entry này hơi vội cmnr.
Cheers! 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511