The Daily Obs. #51: Bet US CPI thấp hơn dự báo nên giữ Long AUDUSD tiếp.
S&P 500 Seasonality thường khỏe vào tháng 4 chứ không phải như Flows chart của DB mình post hôm qua.
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Sau đây là những điểm quan trọng trong thư ngày hôm nay:
SPX Seasonality: Tháng 4 vẫn khỏe chứ không phải như chart hôm qua mình post của DB.
US CPI mình vẫn nghiêng về phía yếu hơn dự báo do các Price Paid Indexes vừa công bố thấp, và từ 2010 dữ liệu lạm phát tháng 3 thường thấp hơn ước tính.
Charts của ngày.

Chart của ngày hôm nay là S&P 500 Seasonality của RenMac. Chart chỉ ra rằng lợi nhuận của S&P 500 trong năm bầu cử đang đi vào giai đoạn yếu của năm (tháng 4 đến cuối tháng 5). Còn nếu xét từ 1928 tới giờ thì S&P 500 phải đến tầm tháng 7 mới vào giai đoạn xấu.
Về việc xem xét seasonal pattern trong năm bầu cử mình thấy không có ý kiến gì, nhưng mà các anh này lấy data từ 1928 vào để nói “Sell in May” không đúng thì hơi bị thiên kiến quá.
SPX Seasonality - Hiệu ứng Halloween & Bán tháng năm.
“Sell in May” hay “Halloween effect” để nói về việc màn trình diễn của chứng khoán Mỹ từ tháng 5 đến tháng 10 là yếu hơn từ tháng 11 tới tháng 4.
Pattern này bắt đầu được chú ý từ những năm 1970s, và hoàn toàn được phát hiện từ năm 1986 nhưng tới giờ nó vẫn hoạt động rất tốt out-of-sample.
Retail flows cũng rất khỏe từ tháng 11 tới tháng 4.
Còn đây là median performance của SPX từ năm 1990. Tháng 11 tới tháng 4 khỏe hơn hẳn 6 tháng còn lại. Và tháng 4 cũng là một trong những tháng có lợi nhuận tốt nhất.
Nên chắc là cái chart equity flows vào MFs và ETFs của DB mình post hôm qua không có nhiều giá trị lắm. Hơi bị confirmation bias quá đà 😂
Tặng thêm anh em cái chart này nữa. Đây là seasonal pattern trong tháng 4 của S&P 500 từ năm 1985. Ngày thuế của Mỹ rơi vào 15/04, và trước ngày này khoảng 1 tuần, các nhà đầu tư/giao dịch cá nhân có xu hướng bán cổ phiếu tới 15/04 để huy động tiền mặt cho các khoản thanh toán này. Sau Tax Day, S&P 500 thường quay trở lại uptrend trước đó.
Có thể chúng ta sẽ chứng kiến cái áp lực bán này trong những ngày tới?
US CPI.
Vào đầu năm Giáp Thìn (nếu anh em còn nhớ), Price Paid tháng 1 của các survey PMIs đều tăng mạnh, cộng thêm yếu tố seasonal của dữ liệu lạm phát đã khiến cho mình nghiêng về phía CPI cao hơn dự báo.
Tình hình hiện tại thì hoàn toàn ngược lại:
Yếu tố seasonal của dữ liệu lạm phát trong tháng 1 và 2 đã qua đi. 400 PhDs ở FED, và thầy Powell đều đồng tình với điều này.
Tổng hợp Price Paid tháng 3 của các PMIs survey nhìn chung là tụt.
Ví dụ:
Nếu mà giờ cộng hết các MoM rate of change của toàn bộ 5 cái chỉ số Price Paid của US này lại, ta được cái chart này.
Tuy không phải gì nhiều cho lắm, nhưng chỉ số Price Paid này lại đang ngược lại với cái vibe reflation mà chúng ta đang chứng kiến từ dầu, đồng, và các tài sản tài chính. Thêm vào đó là việc “No Landing” và “Higher for Longer” đang chiếm toàn bộ ghế lái thị trường.
Như vậy điều bất ngờ đối với thị trường trong công bố CPI lần này (nếu có) sẽ là việc CPI công bố thấp hơn dự báo.
Thống kê mà nói, từ năm 2010 tới giờ công bố dữ liệu lạm phát tháng 3 đa phần là miss forecast.

Okay. Mình sẽ giữ trade Long AUDUSD xuyên event lần này.
Chúc anh em giao dịch ngày US CPI thắng lợi.
Cheers! 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511