The Daily Obs. #40: FED cắt giảm lãi suất khi không có khủng hoảng là môi trường thuận lợi cho hàng hóa. "No landing" là câu chuyện chính.
"No landing" đang chiếm ghế lái thị trường, vậy chúng ta phải chuẩn bị hành trang cho câu chuyên sau "No Landing". Vị thế CHF đang hơi đông NET Short. Discretionary/Staples ratio vẫn tăng.
Xin chào Trader. Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Sau đây là những điểm quan trọng trong thư ngày hôm nay:
Khi FED cắt giảm lãi suất trong điều kiện không có khủng hoảng kinh tế, hàng hóa thường tăng giá. Dẫn đầu là nhóm kim loại, sau đó là năng lượng.
“No Landing” đang dần chiếm lấy ghế lái thị trường.
CHF positioning đang “đông” vào thời điểm mà chúng ta không còn xúc tác gì mấy để bearish CHF.
Equal Weighted Discretionary/Staples ratio vẫn chưa tạo đỉnh và xác nhận đợt tăng giá của SPX.
Chart của ngày.
Chart của ngày hôm nay là tác động của sự tụt giảm 100bp của lợi suất 2-năm do ảnh hưởng của chính sách lên giá hàng hóa.
Theo team research này, khi FED cắt giảm lãi suất trong điều kiện không có khủng hoảng kinh tế, giá cả các loại hàng hóa sẽ tăng cao hơn. Tăng nhiều nhất là nhóm kim loại, sau đó là dầu.
Mình thấy điều này đang được ủng hộ bởi kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất của FED, và kỳ vọng của thị trường về việc khủng hoảng không xảy ra.
Nó cũng khớp với góc nhìn tăng trưởng cuối chu kỳ có nói qua với anh em ở The Daily Obs. #38 hôm trước. Và nhất là khớp góc nhìn “No landing” đang được thị trường pricing in.
“No landing” đang dần trở thành câu chuyện chính.
Cơ bản thì chúng ta có:
“No landing” có nghĩa là tăng trưởng kinh tế cao hơn trend, đi kèm với lạm phát cao. Cao ở đây mình nghĩ là cao hơn mục tiêu.
“Soft landing” có nghĩa là tăng trưởng kinh tế tốt (bằng hoặc cao hơn trend), đi kèm với áp lực lạm phát giảm (disinflation).
Đối với mình thì cả 2 case này đều tốt cho stocks. Soft landing thì sẽ tạo điều kiện cho FED cắt giảm lãi suất nhiều hơn, đưa lãi suất thực ở short-end về gần với neutral (tốt cho cả bonds nữa).
Khỏi nói thì chắc anh em đọc Anh Họa Sỹ Trading lâu cũng biết mình ở camp nào trong năm 2024 này. Từ cuối năm ngoái mình đã liên tục bày tỏ quan điểm tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tốt và đi kèm với đó là lạm phát tăng trở lại.
Atlanta Fed GDPNow đang ước tính GDP thực ở Mỹ 2024 ở 2.2%, mạnh nhất trong 2 năm qua.
Kỳ vọng tăng trưởng từ các nhà kinh tế cũng ở 2.2% cho 2024, đi cùng với kỳ vọng lạm phát ở 3% (cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của FED).
Không chỉ có kỳ vọng của các nhà kinh tế trong ngắn hạn, 5-year breakeven rate cũng tăng trở lại, và ở cao hơn mức 1.75% trung bình trước covid.
Thị trường cổ phiếu cũng phản ánh kỳ vọng tăng trưởng tích cực. Tăng trưởng doanh thu được ước tính khoảng 5%, tăng trưởng thu nhập khoảng 10% cho 2024. 2025 còn nhiều hơn khi tăng trưởng thu nhập được kỳ vọng ở gần 13%.
Theo mình thì case “No Landing” cũng đã và đang được price in vào thị trường. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của thị trường đã giảm từ 6-7 cắt trong năm 2024 xuống còn 3 cắt.
Kỳ vọng về tăng trưởng và lạm phát sẽ cao dần lên trong năm nay, và nó chưa được phản ánh hết vào thị trường hiện tại. Case “No Landing” mình nghĩ sẽ là câu chuyện được đồng thuận trong thời gian này và thời gian ngắn sắp tới.
Fade “No Landing”.
Tuy nhiên khi nó trở thành câu chuyện chính thì chúng ta lại phải có những bước chuẩn bị để … fade nó. Hay nói cách khác là tìm ra sau “No Landing” là gì, giống như việc chúng ta đã tìm ra sau “Soft Landing” là gì thời gian qua.
Giờ thì mình chưa biết. Nhưng để mình nghe ngóng.
CHF.
CHF positioning của Large Speculator trông có vẻ “đông” về bên NET Short.
Positioning này đang ở thời điểm mà các yếu tố tác động tới CHF thời gian qua đã ở gương chiếu hậu.
Cái ý tưởng giao dịch CHF mình muốn đánh cuối năm ngoái. đầu năm nay tới cuộc họp SNB tháng 3 này đang đi vào giai đoạn cuối. Lợi thế cho việc Short CHF ở đây đang ít lại.
Rate cut đã xảy ra, còn tới 3 tháng nữa mới là cuộc họp tiếp theo của SNB. Cho nên chắc không nên sờ vào con CHF này làm gì nữa cả.
Cả EURCHF, và USDCHF mình nghĩ chờ có 1 cái pullback rõ ràng đã rồi sẽ tính Short CHF tiếp.
Staples vs Discretionary.
Mình có nhắc đến mối quan hệ của nhóm ngành thiết yếu và không thiết yếu trong bull market một vài lần trong newsletter này. Ví dụ như ở đây.
Tóm lại thì trong thị trường lên, nhóm tấn công sẽ dẫn dắt thị trường chứ không phải nhóm phòng thủ. Ai quan tâm đến bỉm, tã, sữa, thuốc lá, bánh kẹo làm méo gì khi mà trí thông minh nhân tạo nó đang lên phồng phộc như thánh gióng cùng với Chó đội mũ.
Khi thị trường lên chúng ta quan sát được tỉ lệ Discretionary/Staples tăng theo thị trường, và ngược lại. Thêm vào đó, ở các đỉnh quan trọng chúng ta sẽ thấy tỉ lệ này hay có các phân kỳ không xác nhận giá của index chính như S&P 500.
Hiện tại chúng ta đang quan sát thấy điều này.
Vậy liệu đây là một dấu hiệu xấu hay không xấu?
Theo mình là không xấu lắm khi mà toàn bộ màn trình diễn của XLY bị ảnh hưởng lớn bởi chỉ 1 cổ phiếu. TESLA.
Một mình Tesla chiếm 13% toàn bộ nhóm ngành và đã giảm ~40% từ hè năm ngoái.
Để loại bỏ sự ảnh hưởng của 1 vài cổ phiếu lớn lên index, chúng ta có thể xem tỉ lệ này của Equal Weighted ETFs. Tỉ lệ RSPD/RSPS vẫn đang tăng và tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Tuy không mạnh như index nhưng cũng không thể gọi là không xác nhận giá ở đây.
Nói ra đây để thấy cái case Short NQ của mình cũng không thuyết phục cho lắm. Đa phần mọi dữ liệu chúng ta nhìn vào đều đang ủng hộ một thị trường lên tiếp.
Cheers!
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511