The Daily Obs. #26: Các sự kiện quan trọng sắp tới trong tháng 3 này.
Bearish CHF. BoJ giữ nguyên định hướng chính sách. Kỳ họp lưỡng hội TQ. US ISM Services PMI. BoC setup giống RBNZ. Jay Powell điều trần. NFP.
Lịch 4/3 tới 22/3.
3 tuần này là 3 tuần rất quan trọng đối với giao dịch thị trường tài chính thế giới, chúng ta có các dữ liệu có tác động lớn lên triển vọng, và các narratives chính của thị trường. (Đặc biệt là ảnh hưởng lên các bias của Anh Hoạ Sỹ)
Để cho dễ theo dõi, hãy cùng điểm nhanh qua một vài sự kiện đáng chú chuẩn bị cho 3 tuần trading này.
1. CPI MoM, YoY Thuỵ Sĩ (hôm nay) và SNB meeting vào 21/3.
Anh em follow mình lâu cũng biết từ năm ngoái mình bearish CHF. Lý do ngắn gọn là do:
Lạm phát tại Thuỵ Sĩ đã nằm dưới mức mục tiêu của SNB. Và Thuỵ Sĩ cũng là quốc gia duy nhất trong G7 có mức lạm phát nằm dưới mục tiêu.
ECB nghiêng về phía dovish, không có lý do gì để SNB tiếp tục nghiêng hawkish.
Jordan cũng nói mấy lần về việc “CHF is overvalued”.
SNB cũng đã thay đổi từ ngữ trong statement từ "the focus is on selling foreign currency." sang "The SNB is also willing to be active in the foreign exchange market as necessary"
Trong đầu của thị trường bây giờ cũng chỉ toàn “animal spirit”, không có lý do nào để sở hữu “safe currency” kiểu CHF ở đây cả.
Điểm dở của mình là năm ngoái có bắt Short CHF hơi sớm, nó hiếp cho 1 nhát rồi mới rụng. Từ bấy đến giờ loay hoay mãi chui vào toàn miss. Short CHF cho tới cuộc họp SNB cũng ổn, thử chờ xem thị trường có cho chúng ta 1 setup TA vừa miếng nào không. Tuy nhiên, mình dự định không có trade CHF nào ở đây cả.
2. Đàm phán lương Shunto (giữa tháng 3), Tokyo Core CPI YoY (5/3), và cuộc họp BoJ (19/3).
Base case của mình cho chính sách của BoJ năm nay dựa trên bài phát biểu rất hay này của Uchida. Mình đã có cover ở The Daly Obs. #17. Để tóm tắt trong 1 câu thì mình nói thế này:
Logic lạm phát tăng, tiền lương tăng là BoJ PHẢI thay đổi chính sách là không áp dụng được ở Nhật Bản. Trong khi các Ngân hàng TW khác quan tâm tới vòng xoáy giá cả và tiền lương, BoJ lại hoan nghênh điều này xảy ra. Tình trạng thiếu hụt lao động và tiền lương cao hơn là cách tốt nhất để BoJ tái cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản.
Ví dụ như ông Capital Economics này call BoJ pivot cả 1 năm nay bị nó hiếp cho ối dời ơi luôn.
"The January CPI leaves open the possibility of the BOJ hiking its policy rate at the March meeting if preliminary Shunto results due a few days before the meeting are encouraging," said Marcel Thieliant at Capital Economics.
Nên mình không nghĩ một kết quả tích cực từ Shunto, hay CPI có thể khiến BoJ pivot vào tháng 3 này. Nếu như vậy thì mình vẫn cho rằng Yen trade = US Yields trade hơn là BoJ trade.
Chúng ta sẽ vẫn bias SHORT Yen cho tới khi Ueda và Uchida bảo chúng ta làm như thế. Dip của xxxJPY là để mua.
Theo mình, BoJ muốn nhìn thấy tăng trưởng tiền lương được duy trì ở mức cao trong một thời gian dài hơn nữa.
3. Kỳ họp lưỡng hội Trung Quốc khai mạc 4/3.
Chi tiết về nội dung cuộc họp này anh em muốn đọc có thể xem ở CafeF hoặc Reuters.
Mình chỉ tập trung vào việc liệu Trung Quốc có tiếp tục các chính sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng để củng cố các hoạt động trước đó hay không. Mình nghĩ là có do mục tiêu tăng trưởng GDP ở 5%.
Mình vẫn tự tin vào việc Trung Quốc sẽ thực hiện thành công “beautiful deleveraging”.
Nhiều báo đài và anh em analysts vẫn rất bearish Trung Quốc. Mình nghĩ giờ là lúc chúng ta nhìn vào Rate of Change, chứ không phải Absolute Level. Ví dụ như:
Hay đây:
Còn đây là ví dụ về Rate of Change:
Khả năng đang nghiêng nhiều về phía tích cực hơn là tiêu cực ở thời điểm này của Trung Quốc.
Long China là THE BET.
4. US ISM Services PMI (5/3).
S&P Global Services PMI và New York Fed's Services Business Activity survey đều tụt ở tháng 2 vừa qua, điều này gợi ý 1 ISM Services PMI tháng 2 không được mạnh mẽ cho lắm.
Tuy nhiên mình nghĩ cấu phần New orders ISM services tháng 1 được cải thiện rõ rệt thì lại gợi ý ISM Services PMI tăng những tháng sau đó.
Do vậy có thể 2 yếu tố trên sẽ cân bằng nhau. Mình nghiêng về phía ISM Services PMI sẽ trùng với dự báo cho tới cao hơn dự báo. Tuy nhiên mình không có bet gì liên quan tới ISM Services PMI này do không thấy có nước hấp dẫn để vắt.
5. Cuộc họp BoC (6/3).
Mình không có quá nhiều thứ để nói về BoC và CAD. Vì đã lay out ý tưởng ở đây và ở đây rồi.
Mình nghĩ CAD Rate differentials sẽ lại có ý nghĩa trở lại cùng với BoC nghiêng về phía dovish. Setup khá giống với RBNZ.
Chúng ta thì cũng đang Long AUDCAD. Ngồi im chờ thôi.
Breaking out?
6. Jay Powell điều trần 2 ngày 6-7/3.
Thứ 4 thầy nói trước the House Financial Services Committee, thứ 5 là the Senate Banking Committee. Cả 2 đều có Q&A.
Mình nghĩ đơn giản là thầy Jay sẽ có 2 sự lựa chọn (1) là nói gì mới; (2) là không nói gì mới.
Nếu mình là thầy thì mình sẽ chọn lựa chọn (2): KHÔNG nói gì mới cả. Bởi chúng ta sẽ có các dữ liệu quan trọng như NFP, CPI, PPI sau đó. Do vậy 2 buổi phát biểu này của thầy mình cho rằng sẽ toàn … nhiễu (noise), không có gì thực sự để trade ở đây.
Nếu thầy không nói gì mới, thị trường sẽ cho rằng thầy không quá lo lắng về tình trạng điều kiện tài chính (Financial Condition) lỏng như bây giờ, cổ phiếu có thể tiếp tục tăng (Ai mà biết được???)
Còn nếu thầy nói gì mới. Hmm. Mình nghĩ thầy sẽ nghiêng nhiều về phía hawkish hơn là dovish. Vì đơn giản thế này:
Nếu nghiêng hawkish → CPI, PPI công bố cao = OK. Không xấu hổ.
Nếu nghiêng hawkish → CPI, PPI công bố thấp = OK. Không xấu hổ. Không ai lại trách móc người cẩn thận.
Nếu nghiêng dovish → CPI, PPI, công bố cao = thôi … xấu hổ vl.
Nếu nghiêng dovish → CPI, PPI công bố thấp = OK không xấu hổ.
CPI và PPI tháng trước công bố vừa cao hơn dự báo, mình nghĩ không dại mà thầy dovish khi Financial Condition đang lỏng như này.
7. NFP (8/3).
Đọc 1 loạt bank reports thì mình thấy tất cả đều dự báo như nhau hết. Mọi người đều dự đoán dữ liệu NFP ở quanh 190k, UR ở 3.7% và không ai nghĩ dữ liệu việc làm sẽ yếu ở tháng này.
Mình không phải chuyên gia kinh tế về việc làm nên không có insight gì ở đây. Citi CESI cũng chưa ở điểm cực đại để có thể có bet ngược consensus. Nhưng do mình có bias kinh tế Mỹ khoẻ trong 2024 này nên mình không nghiêng về phía thị trường lao động yếu ở lần công bố dữ liệu này.
Mệt quá. Các sự kiện quan trọng sắp tới mình sẽ tiếp tục cover ở The Daily Obs. Còn hiện tại chúng ta đang có:
Long AUDCAD. (Trade liên quan tới BoC meeting và chính sách của Trung Quốc)
Short NQ.
Long HSI.
Cheers!
P.S Substack có thêm tính năng DM. Anh em DM mình thoải mái nhé, mình trả lời và nói chuyện với tất cả các traders.
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511