The Daily Obs. #79: Hẹp thật ra thì không xấu lắm, nhưng lần này nó khác.
CPI nóng thì risk off, nguội thì risk on. Sự hẹp của thị trường cổ Mỹ.
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Sau đây là những điểm quan trọng trong thư ngày hôm nay:
Chênh lệch Econ Surprise và CPI surprise gợi ý SPX thấp hơn (theo mình là thế).
Thị trường cổ phiếu Mỹ có sự tập trung cao không phải là xấu. Có lý do của nó cả.
Nhưng lần này thì mình vẫn bearish.
Charts của ngày.
Chart của ngày hôm nay là từ đồng chí Ohsung Kwon (BofA). Chart so sánh sự thay đổi 6-tháng S&P 500 với chênh lệch Economic Surprise và CPI Surprise.
Anh em có thể thấy hiện nay đang có phân kỳ giữa 2 data này. Ông nào sẽ đi theo ông nào?
Theo mình:
Nếu macro data được cải thiện từ đây thì SPX có khả năng chịu được mức lạm phát cao và “dính”.
Nếu NFP chỉ là fake và macro data tiếp tục trend yếu hơn kỳ vọng thì lạm phát phải giảm để có thể giúp SPX tiếp tục tăng.
Như vậy công bố CPI tuần này sẽ đơn giản là:
CPI nóng → risk off.
CPI nguội → risk on.
Đơn giản quá không nhỉ?
Độ hẹp của thị trường cổ Mỹ.
Hôm nọ Andy Constan có post cái chart này.
Nói tóm lại thì nó nói lên lợi nhuận của S&P 500 YTD và từ 2023 tới giờ gần như chỉ đến từ NVDA và một vài cổ phiếu lớn khác.
Okay. Đây là sự thật mà ai cũng rõ từ lâu rồi.
Câu hỏi quan trọng ở đây là: Sự tập trung hay gọi là sự hẹp này của thị trường là xấu hay tốt?
Mình có nói về vấn đề này một vài lần, dưới đây là trích dẫn lại mấy tin nhắn telegram vào tháng 11 năm ngoái:
“Để ko dài dòng thì mình chỉ có 1 cái chart này để counter lại perma-bear.
• Đường đen là tỉ lệ NASDAQ100/Russell2000. NASDAQ đại diện cho tech stocks còn Russell 2000 đại diện cho độ rộng của toàn bộ thị trường. Đường này đi lên là NASDAQ outperform, đi xuống là NASDAQ underperform.
• Mới nhìn qua qua mỗi cái đường này thôi, chưa cần xem thêm gì, anh em đã nhận ra là ở US tech stocks đã outperform broader market từ 1988 tới giờ rồi.
• Những cổ phiếu tốt nhất thì outperform, giống Messi thì lúc đéo nào cũng đá hay hơn anh Hoàng sân cỏ đen rồi.
• Mà cổ phiếu tốt ở trên thế giới nó nằm hết ở Technology trong những thập kỷ vừa qua. Có sao đâu nhỉ. Messi, CR7 nó đá hay thì lương nó cao và nó nhiều fan. Cả giải có mỗi Messi, nhưng thế là đủ để MLS hút fan, hút tiền.
Ok giờ nhét thêm cái đường cam là S&P 500. Đường này đại diện cho toàn bộ stock market ở Mỹ nói riêng và global nói chung. Đường đen ở dưới là 1-year correlation giữa NDX/RUT vs S&P 500. Có vài điểm thế này:
• Từ năm 1988 tới giờ đa phần là 2 biến này có positive correlation. Điều này ngụ ý là Tech outperforms thường gắn liền với uptrend trong S&P 500. Chúng ta thường thì ít thấy 2 biến này có negative correlation với nhau.
• NDX outperform RUT thường xảy ra khi S&P 500 trong uptrend. Như vậy thì khi NDX hay Tech outperform toàn bộ thị trường (Russell 2000), anh em bulls phải cheer up còn anh em bears phải lo lắng mới đúng. Đây ô nào cũng mang Tech outperform ra để dọa.
• Đa phần khi NDX/RUT giảm mới là lúc chúng ta phải lo lắng. Ví dụ như 2000-2010, hay gần nhất là 2022.
• Cho nên bearish argument kiểu "Chỉ có 7 cổ phiếu tech outperform" thực ra lại là bullish argument. Chúng ta không phải lo quá làm gì.
Breadth không quan trọng như price.
Chúng ta trade price. Chúng ta không trade Breadth, Earnings, CPI, GDP, Jay Powell, .... okay”
Research mới nhất của Michael Mauboussin tới từ Morgan Stanley cũng thảo luận câu hỏi mà mình đưa ra ở trên. Tóm lại thì sự tập trung của thị trường cổ phiếu Mỹ là tốt hay xấu.
Sau đây là 1 vài điểm mình thấy đáng lưu ý:
Sự tập trung vào một vài cổ phiếu ở thị trường cổ phiếu Mỹ đang ở mức cao nhưng điều này không phải là mới. Và nếu so sánh với các thị trường cổ phiếu tại các quốc gia khác thì sự tập trung này ở Mỹ cũng … bình thường.
S&P 500 có lợi nhuận cao hơn trung bình khi sự tập trung này tăng, và lợi nhuận dưới trung bình khi sự tập trung này giảm.
Từ 2014 tới 2023, top 10 cổ phiếu chiếm trung bình khoảng 19% giá trị vốn hóa thị trường, nhưng những công ty này lại đóng góp tới 47% tổng lợi nhuận. Trong năm 2023, top 10 chiếm 27% giá trị vốn hóa nhưng đóng góp 69% tổng lợi nhuận.
Các công ty vốn hóa lớn (large caps) thường có ROIC cao hơn và outperform các công ty vốn hóa bé (small caps) trong 10 năm qua.
Cũng phải thôi khi các công ty to nó có đầy đủ tất cả những điểm mạnh mà các nhà đầu tư cần. Từ network effects, scale, monopolies, technology, operating efficiency, execution, etc. vân vân mây mây
Nói chung là không có gì xấu cho lắm. Việc một vài cổ phiếu gánh cả thị trường cũng là điều không phải xa lạ trong 10 năm gần đây.
Tuy nhiên, đáng lưu ý ở đây là trong 20 năm qua, cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho lợi nhuận của S&P 500 thường ở mức 5-10% trung bình chứ không phải nhiều như NVDA (35%).
Mình thì mình vẫn giữ quan điểm bearish đối với US market breadth trong thời điểm hiện tại. Lý do là vì mình đồng ý với GS về việc breadth hiện tại giống với đỉnh 1973 và 2000, và đã có lần nói với anh em ở đây.
Nói chung là chờ. Chờ hành động. Chờ thesis của chúng ta được thị trường trả lời.
Chúc anh em hôm nay squat khỏe.
Cheers! 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511