Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Sau đây là những điểm quan trọng trong thư ngày hôm nay:
CESI là gì.
Cách xem CESI của mình.
CESI của Mỹ hiện tại.
Citi Economic Surprise Index (CESI).
Mình biết đến CESI qua quyển sách The Global Macro Edge của John Netto. Mình biết đến John Netto thì qua quyển Unknown Market Wizards của Jack D. Schwager.
Nói chung là 2 quyển sách đáng đọc, và mình dùng CESI từ bấy tới giờ.
Quay lại với CESI, trong Chapter 4, The Global Macro Edge, Jason Roney (chắc là bạn ông John kia) có nói về cách tiếp cận quantitative macro trading của ổng. Ông này chủ yếu dựa vào CESI để đánh giá các nền kinh tế khác nhau đang hoạt động như thế nào.
Thay vì paraphase mồm tác giả, copy + paste luôn là sự ưu tiên hàng đầu của một người lười viết như mình.
“The second factor I use to get a sense of the data trend is the set of surprise indexes. This helps contextualize how a market may react to any given news flow. The market may be at -20 on the surprise index irrespective of whether the unemployment rate is at 10 percent or 5 percent. These surprise indexes do a great job showing the recent trend of market surprises or disappointments.
Specifically, I use the set of Citigroup surprise indexes to track this second component, which one can get for different regions of the world (US, Europe, Asia, South America). One of the reasons I use these particular metrics can be seen if you overlay a very basic three-period moving average and ten-period moving average on any of these charts. When the shorter term three-period moving average is above the ten-period moving average, it’s a pretty safe bet that most money managers will have to be long those markets. However, this is obviously not an end-all-be-all strategy—when economic times are good, it is very hard for managers to not justify being fully invested.
The Citi Surprise Indexes in and of themselves, are not something I can trade as a standalone indicator. However, they do a good job of providing a framework to understand the trend of any given region. They reflect how an economy is performing relative to expectations, where a positive reading means data releases have been stronger than expected, and vice versa.”
Jason Roney, The Global Macro Edge (2016).
Hơi dở là cái CESI này không có trên Tradingview, nhưng anh em có thể xem free ở MacroMicro cũng được.
Ý tưởng cơ bản của cái index này là:
> 0 có nghĩa là các dữ liệu kinh tế được công bố khỏe (tích cực) hơn kỳ vọng.
< 0 có nghĩa là các dữ liệu kinh tế được công bố yếu (tiêu cực) hơn kỳ vọng.
CESI mà tăng có thể được hiểu là bullish nền kinh tế. CESI mà giảm thì ngược lại.
Anh em có thể thấy mình bôi đậm chữ khỏe/yếu hơn kỳ vọng, bởi đây mới là chìa khóa trong việc trading thành công. Hầu hết khi trading global macro, chúng ta không giao dịch mức dữ liệu kinh tế được công bố, cái chúng ta giao dịch là liệu rằng dữ liệu này sẽ tốt hay xấu hơn những gì được thị trường kỳ vọng.
Điểm mấu chốt tiếp theo ở đây là “Kỳ vọng” được xác định như thế nào?
Theo mình, kỳ vọng (trong bối cảnh dự báo một chỉ số kinh tế nào đó) là ước tính sự đồng thuận của các nhà kinh tế, cụ thể là giá trị trung bình hoặc trung vị.
Điều này dẫn tới một hiện tượng tâm lý học nổi tiếng “Tâm lý bầy đàn” (Herd behavior) được nhắc tới lần đầu tiên bởi Nietzsche (mình nhớ thế vì gần đây có hay đọc tí Nietzsche chứ còn anh em cứ fact-check nhé).
Tâm lý “Bầy đàn” là hiện tượng nhiều nhà kinh tế cùng đưa ra những dự báo tương tự nhau, dựa trên cùng một số các giả định, yếu tố, và dữ liệu như nhau, thay vì phân tích dữ liệu một cách độc lập và đưa ra kết luận riêng của họ. Điều này dẫn tới hiệu ứng tư duy nhóm (group think), trong đó những quan điểm hay dự báo được công nhận bởi đa số trở thành thứ thống trị ngay cả khi nó không nhất thiết là quan điểm chính xác nhất.
Mình nghĩ kiểu kiểu như này đi cho dễ.
Giả sử anh Đạt Điếc là một nhà kinh tế bằng cấp treo đầy tường, đít thì ngồi ở một cơ quan học thuật có tiếng. Anh Đạt có 1 vợ, 3 con, 2 xe hơi, 1 căn nhà ở khu vực trung tâm thành phố, cơ số các tài sản, và các thú vui tốn kém khác.
Lần công bố GDP sắp tới, anh Đạt tính nó là 5%. Nhưng lúc ngồi ăn trưa với các nhà kinh tế khác như anh Bình Bìm, anh Linh Lẹo, và anh Cường Cạn, ai cũng bảo là GDP lần này sẽ ở 2%. Consensus anh kiểm tra các survey có tiếng cũng đều là 2%.
Giờ anh Đạt sẽ làm gì? Nếu anh Đạt quan tâm tới sự nghiệp kinh tế và 4 miệng ăn ở nhà của mình, anh Đạt sẽ nói: “Uh. Tôi nghĩ GDP sẽ cao hơn, ở … 2.3% bạn ạ.” hay 2.2% chứ chắc chắn không phải là 5%.
Vì giả sử anh Đạt có công bố dự báo của mình ở 5%, và nó đúng đi chăng nữa thì anh Đạt được gì?
Sếp vỗ tay, mấy ông kia tán thưởng, báo đài media xôn xao. Hết.
Về cơ bản nó sẽ giống y hệt những gì anh Đạt nhận được khi anh Đạt là người dự đoán con số lạc quan nhất. Bởi vì đơn giản là “không ai tưởng tượng được GDP sẽ ở 5%”.
Nhưng hãy thử xem xét nhược điểm của việc dự báo quá khác “bầy đàn”. Nếu mà sai (khả năng cao là thế) thì trong mắt Sếp, anh em trong giới, xã hội, vợ và bạn gái nó như thế nào.
Một lần thì không sao. 2-3 lần thì thằng Linh kia nó bắt đầu:
“Đạt nó lại dự sai 3 độ lệch chuẩn các ông ạ.” - “Ừ, thằng này năm nay Kế Đô.”
Hoặc sếp bắt đầu:
“Đm thằng kia. Khách nó unsub rồi.”
Okay.
Không phải là một nước đi có lợi cho sự nghiệp của anh.
Nhưng còn nếu dự đoán trùng consensus thì lúc nào cũng an toàn. Sai cùng sai mà đúng cùng đúng. Khách không nói được gì mà sếp thì cũng đ nói được gì.
Ừ thôi được rồi, giờ quay lại với CESI.
Như vậy tâm lý “bầy đàn” là một phần, một phần nữa là hiệu ứng “mỏ neo” mình đã có nói một vài lần với anh em, điều này lý giải hiện tượng CESI là một mean reverting index. Trông nó hoạt động giống như một oscillator bắt overbought, oversold vậy.
Anh em thử nhìn vào cái spike từ đáy tháng 5/2020 tới đỉnh tháng 7/2020. Đây có thể gọi là pha bóng “sách giáo khoa” khi tất cả mọi nhà kinh tế quá bearish và không kịp điều chỉnh models cho phù hợp với thực tế.
Kỳ vọng và thực tế cuộc sống không đi cùng nhau nó là như thế.
Cách sử dụng CESI.
CESI chỉ là công cụ để mình đánh giá narrative và kỳ vọng của thị trường, không phải là công cụ cung cấp tín hiệu hay giao dịch gì cả.
Cách đầu tiên là nhìn vào các khu vực cực đại (hoặc nói cách khác là overbought, oversold). Khi CESI đi vào khu vực này mình nghĩ các nhà kinh tế đã đuổi kịp với dữ liệu thực tế công bố, các bất ngờ vượt/thấp hơn dự báo sẽ không còn lớn như trước. Và sau đó, dữ liệu sẽ dần dần gây bất ngờ về hướng ngược lại.
Cách tiếp theo là khi CESI quay đầu từ khu vực cực đại, mình luôn giả định rằng trend quay đầu này sẽ tiếp tục cho tới khi nó đạt mức cực đại đối nghịch. Điều này xảy ra là do hiệu ứng “mỏ neo” có nói ở trên, khi economic data quay đầu các nhà kinh tế sẽ có khuynh hướng đánh giá thấp cái tốc độ tụt/tăng của data.
Cách cuối cùng mà các FX trader hay dùng đó là tính spread giữa các CESI của các quốc gia. Và lấy cái spread này làm tín hiệu lead hướng đi của cặp tiền. Có ai còn nhớ trade Short EURUSD này vào tháng 5/2023 và Short EURUSD này vào tháng 7/2023 không? Toàn CESI cả 😂
CESI Mỹ hiện tại: Nguội bớt.
Từ đầu Q4/2023 mình đã hay call thị trường tài sản rủi ro sẽ rally, và cái rally này sẽ đi cùng với tăng trưởng tích cực, lạm phát quay lại. A reflation trade.
Đến giờ thì mọi chuyện diễn ra đúng như vậy.
Tuy nhiên, những tuần gần đây các dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố đã không còn gây bất ngờ về “phía trên” nữa, mà thay bằng “phía dưới”.
Nếu đúng đợt tăng giá từ tháng 10 tới giờ là vì câu chuyện tăng trưởng, và reflation. Tức là “good news” = “good news”. Thì bây giờ khi các dữ liệu kinh tế gây bất ngờ ở “phía dưới”, mình cho rằng đây sẽ là đoạn kết cho narrative tăng trưởng này.
Hiện tại thì tạm thời chưa giống lắm. Chúng nó vẫn rally ầm ầm khi có tin xấu vì thị trường vẫn phản ứng rất tích cực với chuyện FED hạ lãi suất.
Nhưng mình nghĩ sớm thôi, chúng ta sẽ thấy “bad news” = “bad news”.
Chúc anh em cuối tuần chơi nhẹ.
Cheers! 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511