The Daily Obs. #65: Bills issuance không có tác động tới Financial Conditions.
Cocoa busted. Lạm phát tăng lại thì bullish hay bearish stocks? Stagger vs Deflationista. Term-premium tăng là headwind.
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Sau đây là những điểm quan trọng trong thư ngày hôm nay:
Cocoa busted -40%.
Lạm phát tăng lại thì bullish hay bearish thị trường cổ phiếu.
Stagflationista vs Deflationista.
Bills issuance không có tác động tới Financial Conditions. Coupon issuance thì có tác động. Term-premium tăng là headwind cho các tài sản rủi ro.
Charts của ngày.
Chỉ hai tuần trước, hợp đồng có giá trị nhất đã đạt giá kỷ lục xấp xỉ 12.000 USD/tấn khi ngành này phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng.
Và khi giá nó sập một phát như thế này, các ông FA vẫn lên bảo đây chỉ là do các yếu tố kỹ thuật của việc giao dịch trong thị trường, chứ còn FUNduhmental vẫn tốt, vẫn ủng hộ giá nó tăng.
“It’s important to underscore that the recent downturn in cocoa prices is primarily a result of trading maneuvers, not a realignment of market fundamentals,” - Phân tích viên của BMI, Fitch Solution. 😂
Chart trên anh em có thể thấy cả đoạn tăng giá từ cuối tháng 1 đi kèm với OI giảm, Net positioning của cả 2 bên Large-Spec và Commercials giảm. Volatility cũng tăng vọt. Điều này có thể là do yêu cầu ký quỹ tăng lớn hơn hẳn trước, các trader không cầm vị thế lâu như bình thường được nên OI giảm xuống thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
Google search trend cho từ khóa “cocoa price” cũng đạt đỉnh quanh thời điểm Cocoa tạo đỉnh (cuối tháng 3, đầu tháng 4).
Theo mình thì Cacao đã top.
Lạm phát quay lại, bullish hay bearish cổ phiếu?
Giả sử là giờ lạm phát “dính” và sẽ tăng trở lại. Vậy chúng ta nên bullish hay bearish thị trường cổ phiếu?
Câu trả lời mình nghĩ là … “còn tùy”.
Vì sao lại “tùy”?
Vì nó còn phụ thuộc vào cái kiểu lạm phát mà chúng ta trải qua.
(1) Nếu lạm phát mà là “top line”, có nghĩa là các công ty có khả năng nâng giá mà không phải chịu ảnh hưởng lớn từ việc chi phí tăng, ví dụ như tiền lương tăng, thì cái lạm phát này mình nghĩ là bullish cổ phiếu.
(2) Trường hợp ngược lại, các công ty không thể nâng giá nhưng tiền lương lại tăng, điều này dẫn tới margin bị xiết lại, thì mình nghĩ cái kiểu lạm phát này là bearish cổ phiếu.
Các dữ liệu được công bố từ cuối năm ngoái tới giờ vẫn đang ủng hộ trường hợp (1) hơn nhiều hơn.
Stagflationista vs Deflationista.
Có 2 camp mà permabear đang ẩn náu:
Stagflation = Tăng trưởng âm, Tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao.
Deflation (Depression) = Khủng hoảng, Tỷ lệ thất nghiệp cao, giảm phát (lạm phát âm).
Hiện tại chúng ta đang không ở trong cả 2 môi trường trên, và rất khó để biết chúng ta sẽ đi tới 1 trong 2 viễn cảnh đó hay không.
Tuy nhiên, mình cho rằng chúng ta có đang dịch chuyển ra khỏi Reflation/Higher for Longer/No Landing tới với một narrative mới.
Mình vẫn đang tưởng tượng xem narrative tiếp theo lên ghế lái thị trường là cái gì. Sẽ nói với anh em ngay khi mình cảm thấy view của mình chắc chắn hơn.
Nhưng giờ mình đang nghiêng về phía nền kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu chậm lại, thị trường lao động bắt đầu có những tín hiệu “mềm” đi.
Còn về lạm phát thì từ từ cái đã, câu khó vl.
Bills issuance có tác động tới Financial Conditions hay không?
Mình nghĩ là không. (Nhiều pro trên fintwit nghĩ là có, nên anh em cân nhắc nhé).
Khi một tín phiếu được bán. Tín phiếu này được mua bởi MMFs (Money Market Funds - hay còn gọi là RRP investors) sử dụng tiền trong RRP.
Tiền này chạy sang Treasury General Account (TGA) chỗ chị Yến.
Tất cả những gì thay đổi là TGA tăng, RRP giảm.
Chấm hết.
Không hề có tác động gì tới các thị trường tài sản khác.
Việc FED tapers QT cũng sẽ khiến cho tổng quan nhu cầu tài chính của Bộ Ngân khố giảm. Nếu mà chị Yến giảm lượng phát hành tín phiếu, mình cho rằng sẽ không có gì xảy ra ở đây cả. Đây chính xác là những gì chị Yến vừa công bố. QT Taper không có tác động gì khi nó giảm lượng phát hành tín phiếu (bills).
Okay, như vậy chỉ còn tập trung vào Coupon Issuance.
Trong QRA ngày 2/5/2023, chị Yến đã công bố phát hành số lượng coupons nhỏ nhất hậu Covid. Với việc phát hành coupons có giới hạn, thị trường tài sản có thể sử dụng leverage nhiều hơn và mua các tài sản khác. Mọi thứ đều ngon lành cho tới ngày 31/7/2023.
QRA 31/7/2023, chị Yến công bố phát hành NET $338B coupons và thị trường ngay lập tức tạo đỉnh, giảm trong 3 tháng. Việc phát hành nhiều coupon hơn đòi hỏi các nhà đầu tư thị trường cổ phiếu và trái phiếu phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Như vậy họ sẽ yêu cầu một term-premium cao hơn. Không giống như tín phiếu mà MMFs/RRP có thể hấp thụ, coupons tác động thẳng tới các nhà đầu tư thực trên thị trường tài sản.
QRA 31/10/2023, thị trường dự báo chị Yến sẽ tăng phát hành coupon thêm $100B nữa lên $448B. Nhưng bất ngờ thay, chị lại nao núng vì đợt bán tháo từ tháng 7 tới giờ. Chị bắt tay cùng thầy Jay pivot, chị không tăng size lên, và thế là thị trường đánh hơi được điều này, front-run tăng xồng xộc.
Tuy nhiên, ngày 1/2/2024, Treasury đã tăng NET coupon issuance lên ~$500B như hiện tại. Notes/Bonds giảm giá (yields tăng), trong khi đó cổ phiếu, cryptos, và vàng tiếp tục tăng kể cả khi FED nghiêng hẳn sang hướng hawkish, loại bỏ khả năng cắt giảm 6-7 cắt ra khỏi thị trường.
QRA mới nhất vào tuần trước dù không tăng số lượng NET coupons nhưng size vẫn là >$500B. Mình cho rằng đây sẽ là một cơn gió ngược lớn cản đường thị trường các tài sản rủi ro và đặc biệt là bonds.
Với mình tín phiếu (bills) có vẻ không quan trọng gì cả. Không làm “nới lỏng” hay làm “xiết chặt” Financial Conditions gì cả.
Ờ nhưng mà, dùng nhiều bills hơn thì có nghĩa là tiêu nhiều hơn. Nhiều tiền được bơm ra hơn?
Không, mình không nghĩ thế.
Chi tiêu được thực hiện bởi quốc hội Mỹ và thay đổi theo biên lai thuế và interest payments. Việc chi tiêu không quan tâm lắm tới việc nó được tài trợ ra sao. Chỉ có thị trường là quan tâm. Vì vậy, bills không liên quan tới term-premium.
Term-premium bị ảnh hưởng bởi nguồn cung coupons, và mình thấy càng ngày nó càng lớn.
Risk assets sẽ rất khó khăn để tăng tiếp trong giai đoạn này và sắp tới.
Cheers! 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511