The Daily Obs. #54: Rất gần với Yentervention level.
10 yen move trong 1 tháng là interven. Chỉ còn Small Spec là NET LONG SPX. Volatility tăng, credit spread sẽ theo sau?
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Sau đây là những điểm quan trọng trong thư ngày hôm nay:
Vị thế hợp đồng tương lai ES Mini chỉ còn Small Speculator là NET Long.
Lạm phát Mỹ nếu tính theo cách cũ (trước 1983) thì đỉnh là 18%.
Volatility tăng, giờ là lúc nhìn credit spread xem có giãn theo không.
Kanda có thể sẽ can thiệp ở 155-156, nhưng theo mình chúng ta sẽ chờ short EURJPY và CADJPY chứ không phải USDJPY.
Charts của ngày.

Một điểm đáng chú ý về vị thế của các nhà giao dịch hợp đồng tương lai S&P 500 đó là NET position của cả 2 nhóm Commercials và Large Spec đều đã chuyển hết sang NET SHORT, trong khi đó của Small Spec là NET LONG.
Theo mình đây là một tín hiệu xấu đang phát đi từ futures tới thị trường chứng khoán. Từ 2010 đến giờ, mỗi khi hiện tượng này xảy ra, thường là SPX tạo đỉnh hoặc đang tiến tới đỉnh quan trọng.
Với theo kinh nghiệm trading vị thế của mình, mình không bao giờ muốn giao dịch theo Small Speculators tại những vị trí quan trọng như thế này.
Lạm phát Mỹ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát toàn cầu đang tăng trở lại, điều này gây áp lực lên xu hướng lạm phát tại Mỹ.
Tuy nhiên, US PPI MoM tuần trước công bố ở 0.2%, thấp hơn ước tính 0.3%.
Ơ, bất ngờ chưa.
Đặc biệt hơn nữa, khi xem MoM các thành phần trong PPI anh em chúng ta có thể soi thấy:
Còn đây là giá Gasoline 3 tháng qua:
Trước đấy 1 hôm, trong báo cáo CPI BLS vừa công bố có đoạn:
The gasoline index increased 1.7 percent in March. (Before seasonal adjustment, gasoline prices rose 6.4 percent in March.)
😂Game is rigged.
Ra trạm xăng mua xăng anh em vào hô: “Cho đầy bình xăng loại đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ”. Xem chúng nó làm gì.
Trong một nghiên cứu gần đây của nhóm các nhà kinh tế tại Đại học Ha vợt đã chỉ ra việc BLS đã loại bỏ chi phí lãi suất (ví dụ như các khoản thế chấp, vay mua ô tô, thẻ tín dụng, etc.) khỏi tính toán lạm phát giá tiêu dùng vào năm 1983.
Ngài Mùa hè và team đã xây dựng lại CPI bằng cách sử dụng công thức trước năm 1983. Phát hiện của team cho thấy tỉ lệ lạm phát cao hơn đáng kể, đỉnh là 18% vào tháng 11 năm 2022.
Đấy, trong khi đó tiền lương của dân thì không tăng nhanh bằng lạm phát. Cho nên ai mà chả ghét lạm phát.
Những năm 1990s, Robert Shiller cũng nói thế qua paper “Vì sao mọi người lại ghét lạm phát?”. Cuối tháng 3 vừa rồi, Stefanie Stantcheva cũng đồng tình.
Nhưng đm báo đài tây giờ nó lại bảo thế này …
Volatility.
Volatility đang tăng lên ở khắp các thị trường.
Nếu điều này được chuyển hóa vào thị trường credit, mình nghĩ IWM cũng là một ứng cử viên để Short cùng NQ.
JPY.
Như đã nói cũng khá nhiều lần về cái level mà MoF có khả năng can thiệp. Mình (và rất nhiều anh em tứ xứ) đang nhìn level 154-156 của USDJPY làm mức giá mà MoF có thể sẽ hành động.
Tuy nhiên chênh lệch lợi suất US vs JP không có gợi ý gì về downside risk cho USDJPY.
Dầu và Nikkei cũng vậy.
Như vậy chắc anh em ta nên tìm đối tượng khác để ghép cặp với JPY. Nhất là khi hôm qua dữ liệu doanh số bán lẻ cao hơn nhiều so với dự báo, GDPNow của Atlanta Fed đã nhảy trở lại mức 2.8%.
Nhìn xung quanh chúng ta thấy Germany Yields underperform. Chênh lệch lợi suất EU vs JP gợi ý EURJPY thấp hơn.
Nhìn chart thì mình muốn short ở quanh khu vực này khi USDJPY tới 155-156.
Tương tự là CADJPY.
Có thể mình sẽ short cả 2 con EURJPY, và CADJPY. Mình sẽ ping anh em trong tele khi hành động.
Get ready.👌
Cheers! 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511