The Daily Obs. #215: Nghỉ hè
Mình sẽ viết ít TDO hơn trong tháng 7 này, thay vào đó là TFI.
Điểm quan trọng
Tuần này dù vào mùa hè nhưng vẫn nhiều sự kiện đáng chú ý: dữ liệu ISM, NFP, lạm phát châu Âu, các phát biểu từ NHTW và đặc biệt là deadline 9/7 cho đàm phán thuế quan đang tới gần.
Dữ liệu ISM & NFP có thể yếu hơn kỳ vọng, phản ánh sự chững lại trong hoạt động sản xuất và tuyển dụng, nhưng chưa đủ yếu để Fed phải cắt lãi sớm vào tháng 7.
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích hàng ngày về thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Nếu bạn là một retail trader chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch các tài sản tài chính toàn cầu như FX, Hàng hóa, Chỉ số chứng khoán, Bonds, Bitcoin thì mình nghĩ bạn nên thử cân nhắc khóa học Trading Global Macro Masterclass mình vừa ra mắt. Khóa học sẽ giúp bạn suy nghĩ và giao dịch thị trường như một trader chuyên nghiệp.
Let’s go!!!!
Lịch của tuần
Tuần này là tuần mở đầu mùa hè (summer doldrums) với đặc trưng thường thấy đó là khối lượng giao dịch thấp hơn và độ biến động giảm.
Tuy nhiên với những dữ liệu kinh tế Mỹ quan trọng như PMI, NFP, EU inflation, các phát biểu quan trọng của các NHTW, và đặc biệt là deadline 9/7 cho đàm phán thuế quan đang đến gần, mình nghĩ là anh em chúng ta vẫn nên theo dõi thị trường một chút trước khi bước vào kỳ nghỉ hè chính thức của trader.
Đây là dự báo của Wells Fargo
US ISM PMI
Mình nghĩ với việc chưa rõ mức thuế quan sẽ ổn định ở đâu và các đàm phán thương mại sẽ kết thúc thế nào sẽ khiến các doanh nghiệp trì hoãn kế hoạch. Điều này có thể sẽ làm giảm đơn hàng mới.
Các PMI khu vực như Richmond, Philadelphia, Kansas, NY cũng đều cho thấy hoạt động sản xuất suy yếu.
Mình nghiêng về phía ISM Manufacturing thấp hơn dự báo, nhưng chắc là không nhiều.
NFP
Dù số liệu NFP tháng 5 tốt hơn kỳ vọng, nhưng các đợt điều chỉnh giảm mạnh của tháng 3 và 4 cho thấy xu hướng tăng việc làm đang chậm lại rõ rệt. Trung bình từ đầu năm, NFP chỉ tăng 124K/tháng, thấp hơn mức 180K của cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, kế hoạch tuyển dụng của các doanh nghiệp nhỏ gần chạm đáy chu kỳ, số lượng đăng tuyển trên Indeed tiếp tục giảm, và tỷ lệ người tiêu dùng thấy "dễ kiếm việc" thấp nhất kể từ 2021.
Ngoài ra, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng, số người đang nhận trợ cấp đạt mức cao nhất kể từ cuối 2021. Dự kiến tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 sẽ tăng lên 4.3%.
Mình vẫn nghiêng NFP yếu đi chút ít so với dự báo như kỳ NFP trước.
Nhưng kể cả có điều này xảy ra, dữ liệu NFP hơi yếu này cũng không đủ để làm cho Fed vội vã cắt vào tháng 7.
Ai bồ câu ai diều hâu. Kỳ vọng thị trường về thời điểm thuế quan có tác động lên lạm phát.
Sau khi các thành viên FOMC đi “hót” được 2 tuần, DB đã luận ra ông nào là bồ câu và ông nào là diều hâu trong dotplot tháng 6.
Mặc dù giọng điệu của Fed hậu FOMC đã trở nên dovish hơn, với góc nhìn lạm phát sticky và có thể sẽ phản ánh tác động của thuế quan trong H2/2025 này, mình vẫn ở team 2 cắt và thậm chí là không có cắt nào cho 2025 này.
Hiện nay thị trường đã điều chỉnh kỳ vọng đỉnh của lạm phát tại Mỹ sẽ xảy ra muộn hơn và thấp hơn so với pricing hồi tháng 4.
Cột xanh đậm (4/9/2025) cho thấy kỳ vọng lạm phát MoM hồi đầu năm cao hơn và đạt đỉnh vào tháng 6/2025.
Cột xanh nhạt (hiện tại) phản ánh thị trường hiện đã đẩy đỉnh lạm phát lùi lại khoảng tháng 8-9/2025, với mức đỉnh thấp hơn (~0.35–0.38% MoM).
Điều này phản ánh kỳ vọng rằng mức thuế quan thực tế sẽ thấp hơn và việc giá cả bị ảnh hưởng bởi thuế quan (tariff passthrough) sẽ mất thời gian hơn để phản ánh vào giá tiêu dùng.
SLR
Gần đây mọi người cũng hay nói chuyện SLR. Mình có “ý kiến” nhưng mà đang lười nên chỉ … đồng ý với BofA rằng chính sách SLR này không thực sự có ảnh hưởng nhiều tới banks.
Judging by the title of the FDIC proposal, we expect the FDIC proposal to look very similar to what the Fed + Treasury + OCC proposed in 2018 for GSIB eSLR and TLAC. We continue to believe lowering eSLR will not increase bank demand for USTs, given that banks already freely swap from reserves to USTs without generating SLR capital consumption. We also believe that lowering eSLR will not increase dealer capacity to hold or fund USTs. For regulatory capital, the Holdcos today are effectively “overcapitalizing” their dealer subs to cover the bank subs’ capital needs. This means that total demand for USTs is not likely to increase for dealers or the GSIBs on a lower eSLR.
Thêm vào đó đề xuất khó được điều chỉnh mạnh hơn vì khả năng có ít nhất 2 thành viên Fed (Barr & Kugler) phản đối. Điều này làm khó đạt đủ 5/7 phiếu thuận cho phiên bản “nới lỏng” hơn.
Nói chung mình không thấy đây là một sự kiện có nhiều tác động lên thị trường. Chẳng bullish bonds cực đại như các ông permabull bond nói.
Trong môi trường bình thường (như kiểu bây giờ), rule SLR dễ hơn chẳng làm được gì nhiều do các ngân hàng còn nhiều giới hạn khác. Tuy nhiên trong môi trường khủng hoảng, nếu giá trái phiếu tụt giảm quá mạnh, các banks sẽ có đủ capacity để mua bonds do các quy định yêu cầu về nguồn vốn được nới lỏng.
Mình view cái SLR mới này giống như kiểu Fed Put, Trump Put ở thị trường cổ cánh vậy đó. Đây là OTM Put ở thị trường bonds.
Nghỉ hè
Hè tới, mình sẽ dành nhiều thời gian đọc sách, ăn chơi, viết TFIs và dạy khóa Trading Global Macro.
Mình cũng sẽ ít viết TDOs trong khoảng 2-3 tuần tới, nhưng có ý tưởng gì hay thì mình vẫn sẽ “báo cáo” anh em.
Chúc anh em tuần này giao dịch thành công.
Cheers 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Discord server: https://discord.gg/g4UzpNfJMz
Threads city: https://www.threads.net/@anhhoasy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511