The Daily Obs. #214: Iran là noise, không phải signal.
Vì sao Iran không quá quan trọng. Lắng nghe thị trường (không phải chuyên gia) để có câu trả lời.
Điểm quan trọng
Phiên giảm giá dầu -7% hôm qua rất hiếm, thuộc top 1% ngày giảm mạnh nhất 25 năm; mô hình “gap-up rồi đảo chiều” thường báo hiệu biến động cao trong 10-20 ngày và giá dầu phục hồi tốt trong 1-3 tháng sau đó.
Iran là noise vì bối cảnh địa chính trị và cấu trúc thị trường dầu đã thay đổi: Iran yếu, Saudi Arabia có công suất dự phòng, và Trung Quốc – khách hàng lớn nhất – không muốn hỗn loạn.
Lắng nghe giá thị trường, không nghe chuyên gia “nổ”.
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích hàng ngày về thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Nếu bạn là một retail trader chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch các tài sản tài chính toàn cầu như FX, Hàng hóa, Chỉ số chứng khoán, Bonds, Bitcoin thì mình nghĩ bạn nên thử cân nhắc khóa học Trading Global Macro Masterclass mình vừa ra mắt. Khóa học sẽ giúp bạn suy nghĩ và giao dịch thị trường như một trader chuyên nghiệp.
Let’s go!!!!
Charts của ngày - Oil
Hôm qua dầu đã có một phiên giảm điểm -7% (nếu xét close to close), còn xét trong phiên lên đến khoảng -12% (open to close).
Để mà biết nó hiếm thế nào thì anh em xem phân phối lợi nhuận của dầu từ năm 2000 tới nay (bỏ qua tháng 4 năm 2020).
Mức giảm hơn 7% này là rất hiếm. Với percentile rank 0,7525%, tức là nó chỉ xảy ra trong khoảng 0,75% số ngày giao dịch từ 2000 tới giờ. Và đây cũng là một phiên giao dịch mà dầu có lợi nhuận cách giá trị trung bình -2,92 độ lệch chuẩn, nằm trong top 1% những ngày giảm giá mạnh trong 25 năm qua.
Phiên hôm qua cũng là phiên mà giá gap up >5% sau đó giảm hơn 12% trong phiên. Đây cũng là một price action hiếm gặp trong thị trường dầu. Mình có thử filter những phiên giá gap up >1,5% sau đó giảm hơn 3% xem nó xuất hiện ở những khu vực nào và màn trình diễn của dầu sau đấy ra sao.
Đây là kết quả.
Kết quả là có 55 phiên giao dịch như vậy (mình bỏ qua 2020 vì là một trường hợp hơi bị outlier, cho vào sợ làm skew kết quả).
Đây là màn trình diễn của dầu 5-ngày, 1-tháng, và 3-tháng sau đó.
Trung bình độ biến động 20-ngày của oil xung quanh pattern này.
Như vậy có thể thấy rằng, theo dữ liệu lịch sữ, những ngày có mô hình “gap-up rồi đảo chiều” như thế này thường đi kèm với: (1) xu hướng suy yếu trong ngắn hạn; (2) độ biến động tăng cao trong khoảng 10-20 ngày sau đó rồi giảm dần; (2) performance của oil tốt trở lại trong ngắn hạn và trung hạn (1-3 tháng).
Mình cũng thử filter xem price action kiểu này có hay xảy ra xung quanh các sự kiện địa chính trị quan trọng liên quan tới dầu hay không thì đây là kết quả.
Nhìn chung cũng không có nhiều lần pattern này xuất hiện nên cũng không comment được gì nhiều. Lần gần nhất là chiến tranh Ukraine vs Russia, và giá tụt mạnh sau đó.
Iran … không quá quan trọng.
Nói chung khi anh em mở mồm ra comment thế này thì đảm bảo các chuyên gia địa chính trị tiktok, phở bò vừa đọc được ít báo sẽ nhảy bổ lên ngay.
Sau nhiều năm giao dịch và đọc báo trên thị trường thì mình nhận ra một điều là các dự báo “làm quá” mọi thứ luôn thu hút được sự quan tâm hơn là những phân tích dựa vào thực tế thị trường.
Ví dụ như bullish thì bullish quá (Bitcoin lên 1M), bearish thì bearish quá (SPX về 2000). Trong các sự kiện địa chính trị thì ai muốn được chú ý luôn tìm cách làm trầm trọng hóa mọi thứ.
Mình có một nguyên tắc như sau khi bất kỳ một sự kiện địa chính trị nào xảy ra:
Không vội vàng phân tích, không nói leo, không bốc phét, không đưa ra quan điểm gì về các bên liên quan khi sự kiện xảy ra.
Sau khi đọc qua về sự kiện xem điều gì vừa thực sự xảy ra, điều đầu tiên mình làm là xem thị trường phản ứng thế nào với sự kiện này. Đây là nguồn “sự thực” duy nhất mà mình dùng và tin vào. Mình không tin bất cứ chuyên gia địa chính trị nào hết. Họ có nói hay dời, mình cũng không quan tâm. Thứ mình giao dịch là giá, không phải “Ôi WW3 sắp xảy ra” hay “Iran sắp đóng cửa Strait of Hormuz”. Bố ai mà biết được.
Okay. Vậy khi Iran vs Israel xảy ra, thị trường làm gì?
Gold (đen) giảm còn JGB (tím) không hề phản ứng.
Okay. Vậy là thị trường không hề sợ hãi.
Có một “vết sẹo” đã khắc sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ nhà đầu tư và hoạch định chính sách trên thế giới đó là: bất ổn ở Trung Đông đồng nghĩa với một cú sốc giá dầu, và cú sốc giá dầu sẽ đẩy kinh tế toàn cầu vào hỗn loạn.
Có thể nói đây là một phản xạ vô điều kiện (nhưng dễ hiểu) của thị trường được tạo nên từ những “vết sẹo” lịch sử.
Thập niên 1970 là một minh chứng kinh điển với cơn ác mộng stagflation. Hai cú sốc dầu mỏ đã khiến giá dầu phi mã từ 1,70 USD lên đến 35 USD một thùng, châm ngòi cho lạm phát bùng phát trên toàn thế giới.
Ký ức gần hơn, và cũng đau thương không kém, là khi Iraq xâm lược Kuwait vào năm 1990. Giá dầu ngay lập tức tăng gấp đôi, từ 20 USD lên 40 USD. Hậu quả là một cuộc suy thoái tàn khốc tại nhiều quốc gia, ví dụ như ở Úc, nơi tỷ lệ thất nghiệp vọt lên 11%. Nỗi ám ảnh về một cú sốc năng lượng là có thật và nhiều người lo sợ về nó cũng đúng.
Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi.
Hãy nhìn vào cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây nhất do Nga gây ra ở châu Âu. Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đến mức không tưởng. Đức, nền kinh tế phụ thuộc nặng nề nhất vào khí đốt Nga và là đầu tàu công nghiệp của châu Âu, lại không hề chứng kiến một cú nhảy vọt nào đáng kể về tỷ lệ thất nghiệp.
Thị trường đã đúng khi lo lắng, nhưng kịch bản thảm khốc đã không xảy ra.
Điều này buộc các oil/global macro trader như anh em chúng ta phải thích ứng và đặt ra một câu hỏi khác: Tại sao cú shock giá năng lượng không còn đủ sức ảnh hưởng lên các nền kinh tế như trước?
Có hai lời giải thích chính, một về kinh tế và một về địa chính trị. Cả hai đều chỉ ra một sự thay đổi về mặt cấu trúc trong nền kinh tế toàn cầu.
Sự trỗi dậy của Kinh tế Dịch vụ: Xương sống của các nền kinh tế hiện đại không còn là những nhà máy gang thép tiêu thụ năng lượng khổng lồ, mà là các ngành dịch vụ, công nghệ, và tài chính. Một công ty phần mềm hay một ngân hàng đầu tư tiêu thụ ít năng lượng hơn rất nhiều so với một nhà máy sản xuất ô tô. Sự chuyển dịch cơ cấu này làm giảm độ nhạy cảm của GDP và việc làm đối với biến động giá năng lượng. Cú sốc vẫn gây ra ảnh hưởng nhưng không còn lớn như trước.
Trung Quốc chuyển thành nước nhập khẩu ròng dầu mỏ: Đây theo mình mới là yếu tố quyết định. Trong những năm 1970, OPEC và toàn bộ khối Xô Viết, bao gồm cả Trung Quốc, đều là những nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ. Họ có thể "vũ khí hóa" dầu mỏ để tấn công các nền kinh tế thị trường phương Tây mà không gây tổn hại cho các đồng minh của mình. Ngày nay, thế cờ này đã thay đổi. Trung Quốc đã chuyển từ một nước xuất khẩu thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài còn hơn cả Mỹ. Điều này đặt Iran vào một thế cờ cực kỳ nan giải. Liệu Tehran có dám gây hấn, làm gián đoạn nguồn cung và đẩy giá dầu lên cao, qua đó làm tổn thương nền kinh tế của Trung Quốc, một đối tác chiến lược quan trọng nhất, khách hàng lớn nhất, và là đối trọng địa chính trị duy nhất đủ sức nặng với Hoa Kỳ? Theo mình là không.
Hơn nữa, nguồn cung trên thị trường dầu mỏ không chỉ có Iran.
Saudi Arabia: Riyadh hiện đang sản xuất khoảng 9 triệu thùng/ngày, trong khi công suất đỉnh của họ là 11 triệu. Điều này có nghĩa là họ đang có trong tay khoảng 2 triệu thùng/ngày công suất dự phòng. Nếu 3.3 triệu thùng/ngày của Iran biến mất khỏi thị trường, Saudi Arabia hoàn toàn có thể tăng sản lượng để bù đắp phần lớn thiếu hụt, giữ cho thị trường không rơi vào hoảng loạn. Và họ có mọi lý do để làm vậy, bởi một thị trường ổn định mới là lợi ích lâu dài của chính họ.
Sự yếu kém của Iran: Liệu nền kinh tế của Iran vốn đã kiệt quệ vì các lệnh cấm vận có đủ sức chịu đựng nếu mất đi nguồn thu từ dầu mỏ trong một thời gian dài? Câu trả lời gần như chắc chắn là không.
Ngay cả khi tính đến kịch bản cực đoan nhất tức là Iran quyết định "làm liều" bằng cách tấn công các cơ sở dầu mỏ của Saudi và các nước láng giềng thì kịch bản này cũng rất khó xảy ra. Một hành động như vậy sẽ vấp phải sự can thiệp quân sự áp đảo từ Mỹ và quan trọng hơn, sẽ không bao giờ được Trung Quốc ủng hộ. Chủ tịch Xi cần dầu, không phải hỗn loạn.
Thị trường, với trí thông minh tập thể (wisdom of the crowd) của nó, đã "đọc vị" được tất cả những điều này.
Đó là lý do tại sao giá dầu gần như đi ngang trong cả năm qua, và thực tế là giảm trong những ngày leo thang vừa qua sau khi overreact với tin tức vào những hôm đầu.
Còn các safe-haven assets khác như vàng, JGB, UST cũng không tăng giá. Dip của các tài sản rủi ro còn ngay lập tức được mua vào quyết liệt.
Đó cũng là lý do tại sao chúng ta nên lắng nghe thị trường, chứ không phải lắng nghe chuyên gia địa chính trị nào hết (nhất là từ mình).
Điều này cho thấy một sự thật không “click-bait” nhưng quan trọng đối với trader: Iran không phải là tâm điểm của thị trường.
Iran chỉ là noise, không phải signal.
Câu chuyện lớn hơn, động lực bao trùm đang thống trị mọi loại tài sản hiện nay, không phải là một cuộc xung đột khu vực. Đó là sự gia tăng của lợi suất toàn cầu. Cuộc chiến chống lạm phát của các NHTW, kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc, hay các yếu tố mechanics khác của từng loại tài sản mới là các yếu tố quan trọng.
20-giây quảng cáo
Khóa học Trading Global Macro của mình vừa mới bắt đầu được buổi đầu tiên. Mới có 10/20 slot được fill nên nếu anh em nào vẫn nấn ná muốn đăng ký thì nhanh chân nhé. Mình vẫn mở cửa ghi danh với giá discount như ban đầu.
Trong khóa học này mình sẽ nói rất nhiều về các macro narrative như trên và hướng dẫn anh em phân tích & giao dịch các narrative chính trên thị trường. Ít nhất là sẽ không bị mấy ông báo đài, chuyên gia bán cho quả idea dầu lên $90 như mấy ngày vừa qua 😁
Chúc anh em tuần này giao dịch thành công.
Cheers 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Discord server: https://discord.gg/g4UzpNfJMz
Threads city: https://www.threads.net/@anhhoasy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511
Phân tích hay👌🏻 xu hướng là đa đạng hoá cơ cấu nguồn cung năng lượng và cũng đa dạng hoá nguồn cung dầu rồi mà
Nên shock kiểu này h ko ăn thua:)
Bài này chất lượng thật sự anh Hoàng ạ!