The Daily Obs. #211: Out of sync
Làm gì khi sai. Đánh giá lạm phát ở Mỹ. Fed cắt??? Fed chair mới.
Điểm quan trọng
CPI Mỹ tháng 5 thấp hơn dự báo, nhưng nhiều chỉ báo như giá real-time, chỉ số ISM, Truflation, và giá hàng hóa từ Trung Quốc đang cho thấy áp lực lạm phát có thể quay trở lại. Tác động của thuế quan chưa rõ ràng nhưng có thể sẽ lan tỏa vào nền kinh tế trong vài quý tới.
PJT nghĩ Fed chair mới sẽ là người có thiên hướng rất dovish. Tuy nhiên thị trường STIR không tin lắm vào điều này.
Mình đang cảm thấy out-of-sync với thị trường.
Xin chào Trader.
Mình là Hoàng và đây là thư The Daily Obs. tới từ Anh Họa Sỹ Trading. Thư là những quan sát và phân tích hàng ngày về thị trường tài chính thế giới giúp cho bạn có được những ý tưởng giao dịch chắc chắn hơn là chỉ kẻ vẽ. Thư tập trung nhiều chút vào FX, và Chỉ số chứng khoán, một chút vào Hàng hóa, và Cryptos.
Nếu bạn là một retail trader chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch các tài sản tài chính toàn cầu như FX, Hàng hóa, Chỉ số chứng khoán, Bonds, Bitcoin thì mình nghĩ bạn nên thử cân nhắc khóa học Trading Global Macro Masterclass mình vừa ra mắt. Khóa học sẽ giúp bạn suy nghĩ và giao dịch thị trường như một trader chuyên nghiệp.
Let’s go!!!!
Lạm phát ở Mỹ
Như vậy là CPI tiếp tục cooldown và ủng hộ cho góc nhìn của team thuế quan không gây ra lạm phát. Có vẻ như đúng là hiệu ứng của thuế quan đang rất nhỏ hoặc không có gì. Giá của một vài mặt hàng tăng lên thì giá của một số mặt hàng giảm xuống do nhu cầu giảm.
Như anh em theo dõi mình cũng biết là từ năm ngoái tới giờ mình vẫn ở team “sticky inflation”, sau đây chúng ta sẽ cùng review lại 1 vòng tình hình lạm phát ở Mỹ để xem xem đã nên chuyển qua disinflationary được chưa. Mình vẫn thấy chưa chuyển team được.
Báo cáo CPI tháng 5 của Mỹ được công bố thấp hơn dự báo. Headline ở +0,08% MoM (dự báo 0,2%), còn Core ở +0,013% MoM (dự báo 0,3%)
Điều này làm bất ngờ đa số các nhà kinh tế tham gia dự báo của Bloomberg, và chưa bằng 1 nửa so với dự báo lạm phát trung bình ở 0,28%.
Headline CPI và Core CPI theo năm cũng thấp hơn kỳ vọng, lần lượt ở mức 2,35% (so với dự báo 2,5%) và 2,79% (so với dự báo 2,9%).
Nhưng cân đong đo đếm lạm phát theo CPI chỉ là 1 trong số rất nhiều góc nhìn về tăng trưởng giá cả trong nền kinh tế. Rất nhiều góc nhìn khác đang chỉ ra lạm phát có khả năng tăng trở lại trong thời gian tới.
Ví dụ như ISM Services Price.
Hay ISM Manufacturing Prices
NFIB prices cũng chỉ ra điều tương tự. Giá thực và giá dự tính đều tăng trở lại trong những tháng gần đây.
Các chỉ số giá theo “real time” cũng cho thấy xu hướng tăng trở lại tương tự. Giá hàng hóa trên Amazon cho thấy giá các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại, ngay cả sau “thỏa thuận” hồi đầu tháng 5.
Truflation (một chỉ báo lạm phát real-time những năm gần đây được economist/analyst sử dụng rộng rãi) cũng cho thấy giá cả tăng trở lại từ tháng 4 và so với đầu năm. Tuy nhiên cần lưu ý với phương pháp của Truflation, các con số thường bị phóng đại quá cao hoặc quá thấp do cách đo lường, vì vậy nhìn vào xu hướng (hoặc rate of change) mới là điều quan trọng hơn so với level cụ thể.
Alberto Cavallo - Harvard Professor, người tạo ra PriceStats bây giờ thuộc sở hữu của State Street cũng vừa có chart được đăng trên FT. Giáo sư này cũng chỉ ra rằng giá hàng hóa từ Trung Quốc cũng đã tăng từ tháng 2.
The Yale Budget Lab says the average US family would pay $2,800 more for the same basket of products purchased last year, should tariffs remain at their current level, with lower-income homes more exposed.
Chinese products being sold in the US have already seen marked increases in retail prices, according to analysis of high-frequency data from PriceStats by Alberto Cavallo of Harvard Business School.
Ví dụ cho ảnh hưởng của tariffs lên giá hàng hóa có thể kể đến
Nhiều người cho rằng giá dầu giảm là yếu tố giúp giảm lạm phát trong nền kinh tế, nhưng thực tế là giá xăng vẫn giữ nguyên từ quanh mùa thu 2024 tới nay. Điều này gần như không mang lại sự giảm nhẹ nào để bù đắp cho chi phí đầu vào tăng do thuế quan.
Thêm vào đó, bất ngờ hơn cả là dầu đã tăng trở lại.
Áp lực lạm phát gia tăng mà chúng ta đang thấy ở các chỉ báo giá cả khác có lẽ chỉ mới là khởi đầu của quá trình lan tỏa vào nền kinh tế thực, vì các doanh nghiệp cần thời gian để điều chỉnh giá. Với mức thuế quan hiện tại, mình nghĩ chúng ta vẫn có thể kỳ vọng lạm phát sẽ tăng lên trong vài quý tới.
Nhưng điều quan trọng hơn là lạm phát cao trong lúc thị trường lao động có thể cũng sẽ yếu đi trong thời gian tới và tăng trưởng tiền lương suy yếu sẽ làm giảm đi sức mua của các hộ gia đình. Nếu xu hướng này không đảo chiều, nhu cầu từ hộ gia đình sẽ chậm lại. Đây là một diễn biến mà thị trường vẫn chưa price in.
Nói chung mình vẫn ở camp lạm phát dính và chúng ta sẽ cần thêm một chút thời gian để thấy ảnh hưởng của thuế quan lên giá cả và chỉ báo lạm phát như CPI, PCE.
Fed cut 200bps tới hết 2026??? Mình không nghĩ vậy
Như vậy ngày hôm qua chúng ta có: CPI thấp hơn dự báo, đàm phán thương mại Mỹ-Trung có tiến triển, tin đồn Scott Bessent thay ghế Jay Powell. Rồi PTJ lên shill Trump sẽ bổ nhiệm một người “uber dovish” vào ghế Fed chair, cắt 200bps, USD rớt, mua BTC, Vàng, cổ phiếu.
Tuy nhiên thị trường STIR (short term interest rates) lại chỉ price in khoảng 100bps cắt đến hết Q4 2026.
Như vậy có thể nói thị trường đang không tin vào việc Trump sẽ điều hành luôn cả Fed và ép narrative cắt + pump vào năm sau.
PJT đang nghĩ long short-term bonds là bet hay nhất, mình thì không nghĩ thế. Có thể là legendary PJT sai, mà cũng có thể là Anh Họa Sỹ ăn rau muống hút điều cày … đúng.
Pick your poison.
Nhân tiện anh em đang bàn vụ người thay thế Jay Powell mới thì mình cũng xin đưa ra pick của mình.
Đầu bảng, không ai khác sẽ là Waller. Thầy mình năm ngoái hơi flip flop một tí nhưng nhìn chung là một solid pick. Không có những bài phát biểu Econ 101 của thầy thì chắc tới giờ mình vẫn ù ù cạc cạc.
Thứ hai là Kevin Warsh. Một đại đệ tử khác của Druckenmiller.
Nếu Kevin Warsh chạy đua thành công thì Druck sẽ có Bessent làm Treasury còn Warsh làm Fed.
Tức là sau này Druck thở ra câu nào anh em ta đớp câu đấy 😂
Out of sync
Ngoại trừ 3 tháng đầu năm, thì 3 tháng vừa rồi macro calls và phân tích của mình về thị trường đang … sai hết.
Sự sai lệch này làm mình cảm thấy đang out-of-sync với thị trường lần đầu tiên kể từ giữa năm 2022 đến giờ. 3 năm qua chưa bao giờ mình thấy phân tích thị trường thế giới nó thiếu rõ ràng, rành mạch và khù khoằm như bây giờ.
Tuy nhiên hiện tượng này thật ra cũng không có gì là lạ. Trader nào chả phải trải qua.
Khi mình thực hiện một giao dịch nào đó, dù nó thắng hay thua, thì quy trình đánh giá lại giao dịch của mình luôn giống nhau.
Liệu quyết định giao dịch đó có dựa trên một framework hợp lý và chắc chắn được suy nghĩ thấu đáo hay không? Đây mới là điều quan trọng.
Kết quả dù là tốt hay xấu là tổng hợp của hàng loạt các biến liên quan đến dữ liệu kinh tế, dữ liệu giao dịch từ thị trường, flows, vị thế, và tâm lý. Những yếu tố này luôn thay đổi.
Nếu giao dịch dựa trên một framework ổn, thì kết quả chỉ đơn giản là … cuộc sống nó thế.
Có lẽ đó cũng là điều đã xảy ra với các phân tích và các giao dịch lần này của mình.
Tuy nhiên mình cũng sẽ vẫn xem xét kỹ lại xem điều đó có thực sự là nguyên nhân hay mình đã bỏ sót gì trong framework hay trong quá trình ra quyết định lần này.
Để đánh giá việc giao dịch thời gian vừa qua, có 2 điểm mình thấy mình làm … hơi sai:
Một là mình đã đánh giá sai sự linh hoạt của Trump trong việc từ bỏ hoàn toàn các trọng tâm trước đây mà Trump đã đưa ra như thuế quan, ngân sách, hay lợi suất trái phiếu 10-năm. Mình nghĩ Trump sẽ vẫn bám chặt vào Trump 2.0 chứ không flip trở lại Trump 1.0. Điều này rõ ràng là sai lầm.
Hai là mình hơi bị “Go full macro” quá. Người xưa đã dạy rồi “Never go full macro”. Đáng lẽ ra trong những giai đoạn rối như thế này, mình nên quay trở lại thứ cốt lõi làm nên một trader, đó là giá và các dữ liệu được tạo ra từ chính tài sản được giao dịch như volume, volatility, breadth, etc.
Không sao. Chúng ta vẫn còn 6 tháng để kết thúc một năm giao dịch thành công.
Trong khóa học sắp khai giảng, mình sẽ nói về cách xây dựng một quá trình làm việc hiệu quả dành cho trader. Từ xây dựng ý tưởng, thực thi, cho tới đánh giá lại trade vừa thực hiện.
Khóa học vẫn đang mở đăng ký, và mình hoàn toàn cởi mở với việc đàm phán thương mại 😂. 145% nó còn hạ về được 55% nữa là tầm mấy củ khoai này.
Chúc anh em giao dịch kỷ luật.
Cheers 🍻
Telegram channel: https://t.me/AnhHoaSy
Discord server: https://discord.gg/g4UzpNfJMz
Threads city: https://www.threads.net/@anhhoasy
Câu hỏi, phản hồi, comments, hoặc bất cứ chuyện gì liên quan tới trading? Nhắn cho mình vào Telegram id @hoangnguyen0511